Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

Số: 40/2016/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2016/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây được viết tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP về cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ và người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt

  1. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện đối với chuyên gia theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
  2. Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
  3. Người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt:
  4. a) Đối với người lao động nước ngoài quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động là đối tác tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc để thực hiện các loại hợp đồng;
  5. b) Đối với người lao động nước ngoài quy định tại điểm đ và điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì người sử dụng lao động là người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Điều 3. Cơ quan cấp giấy phép lao động

  1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại giấy phép lao động; thu hồi giấy phép lao động và xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, làm việc cho người sử dụng lao động, bao gồm:
  2. a) Cơ quan nhà nước ở Trung ương; Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  3. b) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  4. c) Tổ chức sự nghiệp theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;
  5. d) Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

đ) Hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

  1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại giấy phép lao động; thu hồi giấy phép lao động và xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động; đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, làm việc cho người sử dụng lao động, bao gồm:
  2. a) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a, b, c, h, i, k, m khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP;
  3. b) Cơ quan nhà nước ở địa phương;
  4. c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương;
  5. d) Tổ chức sự nghiệp theo quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài

  1. Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây được viết tắt là cơ quan chấp thuận).

Trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình thay đổi theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan chấp thuận trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

  1. Cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới người sử dụng lao động theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi.

Điều 5. Sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu

  1. Nhà thầu đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.

Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động nước ngoài đã kê khai thì nhà thầu thực hiện theo Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức của địa phương thực hiện giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu. Trường hợp không giới thiệu, cung ứng được lao động Việt Nam thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

Các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4 và khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện như sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Văn bản chứng minh là chuyên gia theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau:
  3. a) Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
  4. b) Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
  5. Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm:
  6. a) Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
  7. b) Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.
  8. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng quy định tại điểm a khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau đây:
  9. a) Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;
  10. b) Hợp đồng lao động;
  11. c) Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;
  12. d) Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài.
  13. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 2 năm quy định tại điểm c khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP là một trong các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 7. Giấy phép lao động

  1. Mẫu giấy phép lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP:
  2. a) Giấy phép lao động có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao.
  3. b) Nội dung của giấy phép lao động theo Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
  4. Giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát hành thống nhất.

Điều 8. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động

Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Thời gian cộng dồn trong 1 năm

Thời gian cộng dồn trong 1 năm quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP được hiểu là trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và được tính kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Điều 10. Nộp và nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động.
  2. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động, trong đó văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Cơ quan cấp giấy phép lao động khi nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động phải vào sổ theo dõi theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này và có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; những giấy tờ có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
  4. Cơ quan cấp giấy phép lao động lưu hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Văn bản trả lời không cấp, không cấp lại giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Trường hợp không cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, không cấp lại giấy phép lao động quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Cơ quan cấp giấy phép lao động xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 12. Thu hồi giấy phép lao động

  1. Thu hồi giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP:
  2. a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do từng trường hợp thu hồi, các trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được;
  3. b) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi kèm theo văn bản của người sử dụng lao động nêu tại điểm a khoản này, cơ quan cấp giấy phép lao động có văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động bị thu hồi của người sử dụng lao động.
  4. Quyết định thu hồi giấy phép lao động theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Chế độ báo cáo

  1. Hằng quý, trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo chủ đầu tư báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  2. Trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý, trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 của năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình người lao động nước ngoài trên địa bàn theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Việc làm

  1. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  2. Tiếp nhận thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
  3. Quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  4. Tổng hợp, báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  5. Thực hiện trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về việc tuyển và quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.
  2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng lao động Việt Nam cho nhà thầu.
  3. Quyết định việc cho phép nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào từng vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam trên địa bàn.
  4. Chấp thuận những vị trí công việc được sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn hoặc giao cho cơ quan được ủy quyền.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

  1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động Việt Nam cho doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.
  2. Tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định, chấp thuận và thông báo về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Tổ chức thực hiện giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
  4. Kiểm tra, thanh tra và báo cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển và quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.
  5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và cấp, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.

Điều 17. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

  1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  2. Hướng dẫn, cung cấp cho người lao động nước ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  3. Làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  4. Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật; gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng lao động kèm theo bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan cấp giấy phép lao động.
  5. Quản lý hồ sơ và thường xuyên cập nhật, bổ sung các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.
  6. Báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Còn nữa…

Để tham khảo đầy đủ thông tin, nội dung trong Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vui lòng tải về văn bản qua link Download dưới đây.

Lao Động – Tiền Lương – Tags: Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

  • Thông tư 12/2009/TT-BLĐTBXH chuyển Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009

  • Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH thi hành quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Thông tư 15/2012/TT-BNV về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức

  • Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT Thực hiện chế độ phụ cấp khu vực

  • Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH Quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng

  • Thông tư 12/2006/TT-BYT Hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp

  • Thông tư 113/2016/TT-BQP Quy định chế độ nghỉ của quân nhân và viên chức quốc phòng

  • Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH xác định mức độ khuyết tật

  • Thông Tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại

  • Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu về an toàn lao động

  • Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

  • Công văn 2042/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc

  • Nghị Định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về chức danh, số lượng công chức cấp xã

  • Nghị định 153/2018/NĐ-CP điều chỉnh tiền lương hưu đối với lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm

You May Also Like

More From Author