Thứ Bảy, Tháng Bảy 27 2024

88+ Ảnh hoạt hình dễ thương được yêu thích nhất mọi thời đại

Estimated read time 44 min read

88+ Ảnh hoạt hình dễ thương được yêu thích nhất mọi thời đại

Ảnh hoạt hình dễ thương được yêu thích nhất mọi thời đại mang vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh riêng có được khá nhiều bạn trẻ yêu thích. Vì sao vậy? Cũng dễ hiểu thôi! Tuy chỉ là những nhân vật xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình nổi tiếng nhưng mỗi nhân vật đều rất “con người”, đều mang tính cách, tâm trạng rất người.

Cũng có buồn, có vui, có hạnh phúc, đau khổ.Mỗi nhân vật đều mang một vẻ đáng yêu rất riêng. Bạn cảm thấy gần gũi, tìm được sự đồng điệu,sẻ chia qua từng hình ảnh. Cùng điểm qua Top 88+Ảnh hoạt hình dễ thương,đáng yêu,ngộ nghĩnh quá trời sau đây để cảm nhận rõ hơn về điều đó.

Ảnh hoạt hình dễ thương,đáng yêu nhất

Hình ảnh hoạt hình được vẽ bởi các nghệ sĩ Nhật Bản, dưới những ngòi bút tài tình đó họ đã phát họa nên một loạt những hình ảnh nhân vật hoạt hình cực dễ thương và đáng yêu. Chính vì điều đó mà các thể loại phim hoạt hình trên thế giới thì hoạt hình Anime Nhật Bản đều rất nổi tiếng. Và ngay bên dưới đây là một loạt hình ảnh hoạt hình dễ thương,đáng yêu nhất mà cachlambanhflan.net chia sẻ đến các bạn.

Hình ảnh hoạt hình dễ thương,đáng yêu nhất

Những nhân vật gà hoạt hình nổi tiếng trên phim

Hình nền hoạt hình với các nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng.

Hình nền hoạt hình với các nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng.

Hình nền hoạt hình với các nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng.

Những nữ hoạt hình đầy lãng mạn

Những nữ hoạt hình đầy quyền lực.

Top 9 nhân vật anime dễ thương thể loại hoạt hình

Nhân vật anime dễ thương thể loại hoạt hình

Hình ảnh tình bạn dễ thương hoạt hình anime

Nhân vật hoạt hình ấn tượng nhất mọi thời đại

Nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất mọi thời đại

Ảnh hoạt hình dễ thương Cute nhất hành tinh

Các hình ảnh hoạt hình nói chung, hình ảnh hoạt hình dễ thương nói riêng được nhiều bạn trẻ yêu thích, lựa chọn là Avatar để nói hộ tiếng lòng. Sau đây cachlambanhflan.net xin giới thiệu cùng bạn bộ sưu tập hình ảnh hoạt hình dễ thương . Hãy chia sẻ bạn nhé, biết đâu bạn lại tìm thấy thấp thoáng bóng hình của mình qua từng hình ảnh.

Ảnh avatar nhân vật hoạt hình dễ thương, ảnh anime đẹp nhất

Hình nền hoạt hình với các nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng

Nhân vật nữ siêu dễ thương trong thế giới manga

Top 9 nhân vật anime dễ thương thể loại hoạt hình

Hình ảnh về nhân vật hoạt hình đáng yêu nhất trên google

Tải ảnh hoạt hình dễ thương về máy

Dù chỉ là hình ảnh hoạt hình nhưng các nhân vật này đều rất đáng yêu, rất gần gũi. Mỗi nhân vật đều mang tâm trạng rất con người, cũng buồn, cũng vui, cũng hạnh phúc, đau khổ. Và khi buồn nhất những giọt nước mắt cũng rơi. Chính vì lẽ đó, hình ảnh hoạt hình nói chung, ảnh hoạt hình dễ thương nói riêng được các bạn trẻ yêu thích và tải về máy chọn làm Avatar thay lời muốn nói. Cũng chia sẻ để chọn cho mình hình ảnh ưng ý nhất bạn nhé !

Ảnh đẹp hoạt hình anime girl

Ảnh đẹp hoạt hình dễ thương

Ảnh đẹp hoạt hình phim Shrek

Ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh và đẹp

Ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh

Ảnh hoạt hình tình yêu

Ảnh nhân vật hoạt hình

Hình ảnh biển hoạt hình

Hình ảnh đẹp cánh rừng hoạt hình

Hình ảnh đẹp hoạt hình anime girl

Hình ảnh hoạt hình 3D đẹp

Hình ảnh hoạt hình anime đẹp

Hình ảnh hoạt hình avenger đẹp

Hình ảnh hoạt hình ben 10 đẹp

Hình ảnh hoạt hình nàng tiên cá

*******

Với những nhân vật ngộ nghĩnh, hình ảnh hoạt hình dễ thương, trong những bộ phim hoạt hình đã chiếm biết bao tình cảm của các bạn thiếu nhi và cả người lớn nữa. Nếu bạn là người hâm mộ thể loại phim này thì những hình ảnh trên sẽ giúp bạn đọc có những bộ sưu tập phim hoạt hình độc đáo và chất lượng nhất bằng cách tải những hình ảnh dễ thương trên về máy của bạn. Đừng quên like và share bài viết nếu thấy hay các bạn nhé.

Giải Trí, Ảnh Hoạt Hình – Tags: hình ảnh dễ thương

  • 69+ Ảnh Anime đẹp hiếm-bộ ảnh lung linh vừa mới cập nhật

  • Hình ảnh 12 cung hoàng đạo Anime đẹp,dễ thương cho nam và nữ

  • 999+Hình ảnh Giáng Sinh dễ thương thay lời chúc an lành,ý nghĩa

  • Hình ảnh Anime girl đầy đủ trạng thái biểu cảm nhất thế giới

  • [TẢI] Ảnh Anime Boy Cute cực Cool, cực Ngầu khiến Fan Nữ mê đắm

  • [200+] Hình ảnh Anime Cute Phô Mai Que, Câu Like Cực Khủng

  • [Top] 99+ Hình ảnh Anime Chibi dễ thương, Câu like thả thính cực Yêu

Đêm, một cảm giác lạnh vắng đến khó tả. Tự dưng, chân muốn bước đi nhưng lòng thì chỉ muốn đứng yên thôi. Đôi khi, ngồi nghe một bài hát sao thấy giống như họ đang nói về mình. Sao lại dở dang, sao lại cay đắng quá.

 

Đêm dài dằng dặc, mình tôi ôm nỗi nhớ nhung, sầu muộn ai đã gieo vào lòng. Màn đêm tĩnh lặng, dòng suy nghĩ miên man, người ở phương xa mang theo cả trái tim tôi đi mãi.

 

Đêm về chẳng phải là lúc nghĩ về những chuyện buồn đâu người ơi! Hãy mở lòng mình để nghĩ về một tương lai màu hồng khi chỉ còn ta và không gian yên tĩnh của màn đêm.

 

Khi màn đêm buông xuống, nỗi buồn, nỗi nhớ trong ta sẽ trỗi dậy mãnh liệt. Đó là khoảnh khắc ta được sống thật với chính mình. Đêm thật sự đáng sợ vì nó mang lại cho ta cảm giác cô đơn.

STT đêm là khoảng thời gian chẳng bao giờ vui đối với những kẻ thất bại trong tình yêu

Có lẽ chỉ khi màn đêm buông xuống, một chiếc giường, một tấm chăn ấm áp cùng một giấc mơ đẹp, mới có thể an ủi được cuộc sống mỗi ngày đều có quá nhiều chuyện không như ý của chúng ta.

 

Bầu trời đêm chớp ngàn sao lơi lả

Hàng cây sầu trọi lá đứng buồn vương

Như lòng tôi cô quạnh giữa đêm trường

Dõi mắt ngó trông hướng cội nguồn…dâu bể…

 

Nhìn một người yên bình chết đi khiến chúng ta nghĩ đến sao băng; một đốm sáng giữa triệu đốm sáng trên bầu trời mênh mông, bừng lên trong khoảng khắc chỉ để mãi mãi biến mất vào bóng đêm bất tận.

 

Tôi…một người lặng lẽ trong từng bước đi chầm chậm theo từng nhịp gõ thời gian như đang trôi nhẹ trong màn đêm, một kẻ lạ mặt…một vị khách ngao du đến viếng thăm những nơi từng rất lạ mà cũng thân quen…

 

Trong bóng đêm, tôi nghe như hồn mình cùng hòa nhịp theo những chiếc lá rơi. Tôi không còn biết đau và tôi không còn thấy lạnh mặc dù xung quanh chỉ là màn đêm cô đơn và hiu quạnh.

 

Bầu trời đêm nhiều sao nhưng vẫn có một vì sao lẻ bóng cô đơn một mình ở phía bầu trời. Vì sao đó chẳng hẳn là hiện thân của cuộc đời tôi.

 

Tôi nhớ em thẫn thờ trên phố vắng

Khung trời buồn chết lặng mảnh hồn đơn

Gió vi vu thổi lạnh cả tâm hồn

Tôi lê bước trong đêm buồn lặng lẽ…

STT đêm là khoảng thời gian chẳng bao giờ vui đối với những kẻ thất bại trong tình yêu

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc thành phố bắt đầu lên đèn, đó cũng là lúc những người cô đơn, lẻ bóng một mình tìm đến những góc tĩnh lặng nơi phố phường tấp nập để ngồi suy tư nghĩ về cuộc sống và con người với một tâm trạng buồn bã nhất.

 

Có những buổi chiều lang thang nơi phố cũ, dừng chân dưới ghế đá bên đường. Đôi khi đơn giản chỉ là một tia nắng chiều mỏng tan rọi vào nét mặt cũng đủ khiến người ta nao lòng.

 

Đêm đã khuya rồi, chờ thì cũng đã chờ rồi, đêm thì cũng đã đêm rồi, buồn nãn và tự nghĩ không biết mình đang cố gắng vì gì và chờ đợi một điều gì… Mình thì cứ cố gắng vậy người ta có cố gắng vì mình hay đang tủm tỉm cười và được ôm trọn trong vòng tay của ái đó.

  • Stt đêm lạnh cô đơn ta lang thang đi về miền nhớ hư ảo

Nhiều khi, cảm thấy cô đơn, chơi vơi, lạc lõng đến cùng cực. Nhiều khi cũng tự bật khóc vì những chuyện cỏn con không đáng nói, cảm thấy chơi vơi vô cùng. Có những lúc tâm trạng trở nên rất nhạy cảm, dễ dàng chùng xuống không lí do… Không ai hiểu, không ai cảm thông, không thể sẻ chia, rồi cũng tự gặm nhấm 1 mình cho xong…

 

Cuộc sống ồn ào, náo nhiệt quá! Mình có làm gì cũng chẳng ai quan tâm, mình có đi chậm lại cũng chẳng ai đợi mình, mình có yếu lòng chẳng ai phiền hỏi thăm đâu, mình có khóc thì cũng chẳng ai cho mình một bờ vai để tựa vào. Sao mà trống vắng thế nhỉ?

 

Đêm buồn phố thị ánh đèn xa

Màn sương che lấp ánh trăng ngà

Phố vắng đêm khuya không người lạ

Đêm buồn phố thị … Chỉ mình ta.

 

Màn đêm buông xuống là lúc tôi nhiều tâm trạng…. Tôi chỉ muốn vứt bỏ hết sau lưng mọi thứ để trở về với thời còn bé nhỏ chỉ ăn chơi và vui đùa với lũ bạn mà không phải suy nghĩ,lo lắng về những thứ sắp diễn ra. Tại sao phải chen chân xô bồ vào cái xã hội này!! Bước tiếp và không ngừng lại.

STT đêm là khoảng thời gian chẳng bao giờ vui đối với những kẻ thất bại trong tình yêu

Đêm dài dằng dặc, mình tôi ôm nỗi nhớ nhung, sầu muộn ai đã gieo vào lòng. Màn đêm tĩnh lặng, dòng suy nghĩ miên man, người ở phương xa mang theo cả trái tim tôi đi mãi.

 

Không gì sợ bằng cảm giác trong đêm, lật một trang cá nhân quen thuộc, thấy một người từng thân như hơi thở đang hạnh phúc với một người khác. Đúng lúc ấy, giai điệu của ngày xưa cũng được bật lên. Cảm giác rùng mình trong đêm.

 

Một mình với không gian im ắng, mở vài ba bản nhạc buồn rồi lảm nhảm hát theo biết rằng thức khuya là không tốt nhưng biết làm sao được khi mà cứ đêm về là ta lại cảm thấy cô đơn… Ta thích đêm, thích trải lòng trên những cảm xúc, bao năm qua là vậy, giờ thì cũng vẫn vậy. vui, buồn hỗn độn của cuộc sống…

 

Lời kết: Đêm, là lúc bóng dáng tình yêu rõ nét nhất. Trong màu đen huyền hoặc người ta không chỉ nhìn nhau qua ánh mắt mà còn cảm nhận bằng ánh sáng của trái tim. Có ai yêu nhau mà không mong muốn mình luôn được sớm tối bên nhau nhưng vì một lý do nào đó mà định mệnh không cho họ được ở gần nhau. Nhưng thôi, rồi mọi điều sẽ tốt đẹp cả thôi, cứ tin là như vậy đi.

Tải thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học sửa đổi và bổ sung

Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học được sửa đổi và bổ sung, trong đó có một số điểm mới mà bạn cần quan tâm. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Văn bản này là một trong những tài liệu quan trọng nhằm đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực cũng như phẩm chất của học sinh. Hãy cùng theo dõi thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

BỘ GD-ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 22/2016/TT-BGDĐTHà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2016

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ
Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số
31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số
07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b
khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục;

Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành
kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo

1.Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 4và khoản 1, khoản 3 Điều 4 như sau:

a) Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 4như sau:

Điều
4
. Yêu cầu đánh giá

b) Sửa
đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 4 như sau:

“1. Đánh
giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố
gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất
khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.”

“3. Đánh giá
thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét;
kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá
của giáo viên là quan trọng nhất.”

2. Sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

“2. Đánh
giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:

a) Năng
lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;

b) Phẩm
chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết,
yêu thương.”

3. Sửa
đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

Điều 6. Đánh giá
thường xuyên

1. Đánh
giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức,
kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được
thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh
giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ
trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo
dục tiểu học.

2. Đánh
giá thường xuyên về học tập:

a) Giáo
viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa
chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có
biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;

b) Học
sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;

c) Khuyến
khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh
bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học
sinh học tập, rèn luyện.

3. Đánh
giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:

a) Giáo
viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở
từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;

b) Học
sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu
hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;

c) Khuyến
khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học
sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”

4. Sửa
đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

Điều
10. Đánh giá định kì

1. Đánh
giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học
tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh
so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông
cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

2. Đánh
giá định kì về học tập

a) Vào
giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ
vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học
sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

– Hoàn
thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo
dục;

– Hoàn
thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Chưa
hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục;

b) Vào
cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;

Đối với
lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa
học kì I và giữa học kì II;

c) Đề
kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng
lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

– Mức 1: nhận
biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;

– Mức 2:
hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách
hiểu của cá nhân;

– Mức 3:
biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc,
tương tự trong học tập, cuộc sống;

– Mức 4:
vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra
những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;

d) Bài
kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không
cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài
kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết
quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá
thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm
tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

3. Đánh
giá định kì về năng lực, phẩm chất

Vào giữa
học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm
căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá
trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm
chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau:

a) Tốt:
đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

b) Đạt:
đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;

c) Cần cố
gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.”

5. Sửa
đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

Điều
12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt

Đánh giá học sinh
khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc
và giáo dục.

1. Học
sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập được đánh giá như đối
với học sinh không khuyết tật có điều chỉnh yêu cầu hoặc theo yêu cầu của kế
hoạch giáo dục cá nhân.

2. Học
sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo
quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục
cá nhân.

3. Đối
với học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét, đánh
giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp học linh hoạt và kết quả đánh giá
định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của
Quy định này.”

6. Sửa
đổi, bổ sung tên Điều 13 và Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi,
bổ sung tên Điều 13 như sau:

Điều 13.
Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá

b) Sửa đổi,
bổ sung Điều 13 như sau:

Điều 13.
Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá

1. Hồ sơ đánh
giá gồm Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

2. Giữa học
kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá
giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.

3. Cuối năm
học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Học bạ.
Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường,
được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường
khác.”

7. Sửa đổi,
bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:

“1. Xét hoàn
thành chương trình lớp học:

a) Học sinh
được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:

– Đánh giá
định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục: Hoàn
thành tốt hoặc Hoàn thành;

– Đánh giá
định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt;

– Bài kiểm
tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên;

b) Đối với
học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế
hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp
học;

c) Đối với
học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương
trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo
dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập
danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp.”

8. Sửa đổi,
bổ sung Điều 15 như sau:

Điều 15.
Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh

1. Nghiệm
thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và
trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học
sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp
giáo dục hiệu quả.

2. Hiệu
trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh:

a) Đối với
học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên
sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của
học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 13
của Quy định này;

b) Đối với
học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học cho cả khối;
tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ
sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh,
bàn giao cho nhà trường.

3. Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ chức
nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu
học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.”

9. Sửa đổi,
bổ sung Điều 16 như sau:

Điều 16. Khen thưởng

1. Hiệu trưởng
tặng giấy khen cho học sinh:

a) Khen thưởng cuối
năm học:

– Học sinh hoàn
thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học
đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối
năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;

– Học sinh có
thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất
một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;

b) Khen thưởng đột
xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

2. Học sinh có
thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.”

10. Sửa đổi, bổ
sung Điều 17 như sau:

Điều 17. Trách
nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo

1. Giám đốc sở
giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo trưởng
phòng giáo dục và đào tạo tổ chức việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học
trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Hướng dẫn việc
sử dụng Học bạ của học sinh.

2. Trưởng phòng
giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức việc thực hiện đánh giá, nghiệm
thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết
quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.

3. Giám đốc sở
giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm theo
dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông
tư này tại địa phương.”

11. Sửa đổi, bổ
sung Điều 18 như sau:

Điều 18. Trách
nhiệm của hiệu trưởng

1. Chịu trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh theo quy định
tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực hiện về
phòng giáo dục và đào tạo.

2. Tôn trọng quyền
tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh.

3. Chỉ đạo việc ra
đề kiểm tra định kì; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học
sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; xác nhận kết quả đánh
giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lí hồ sơ đánh giá học sinh.

4. Giải trình,
giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn
của hiệu trưởng.”

12. Sửa đổi, bổ
sung Điều 19 như sau:

Điều 19. Trách
nhiệm của giáo viên

1. Giáo viên chủ
nhiệm:

a) Chịu trách
nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp;
hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất
lượng giáo dục học sinh;

b) Thông báo riêng
cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi
học sinh;

c) Hướng dẫn học
sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ
học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối
hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.

2. Giáo viên không
làm công tác chủ nhiệm:

a) Chịu trách
nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối
với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;

b) Phối hợp với
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh
giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu chất lượng giáo
dục học sinh;

c) Hướng dẫn học
sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

3. Giáo viên theo
dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa
hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên
thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá của mỗi học sinh.”

13. Sửa đổi, bổ
sung Điều 20 như sau:

Điều 20. Quyền
và trách nhiệm của học sinh

1. Được nêu ý kiến
và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh
giá.

2. Tự nhận xét và
tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.”

Điều 2. Bãi bỏ và thay
đổi từ ngữ

1. Bãi bỏ khoản 3
Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11.

2. Thay đổi cụm từ
“đánh giá” thành “nhận xét” tại khoản 2 Điều 3.

Điều 3. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này.

Điều 4.
Hiệu lực thi hành

Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.

 
Nơi
nhận:
– Ban Tuyên giáo TƯ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và PTNL;
– Kiểm toán nhà nước;
– Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
– UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Công báo;
– Như Điều 3 (để thực hiện);
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH.
BỘ TRƯỞNG

Phùng Xuân Nhạ

Tải thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học tại đây:

Trên đây là thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học mà chúng tôi cập nhật dành cho bạn.Với mẫu thông tư này sẽ đặc biệt hữu ích dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Cũng như cần thiết với phụ huynh bởi nó liên quan trực tiếp tới con em của chúng ta. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như có được định hướng tốt để con em mình phát triển toàn diện hơn.

Cuộc sống –

  • Tân Việt cách mạng Đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

  • Hình ảnh máy bay – Tổng hợp hình ảnh máy bay đẹp nhất cài làm hình nền

  • Phân tích những nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Tổng hợp hình nền 4k đẹp cho tivi, máy tính độ phân giải cao

  • Bác Hồ dạy về 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng cần phải nhớ

  • Cập những hình ảnh bảo vệ môi trường mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

  • Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

You May Also Like

More From Author

Những dòng status hay – Đông, anh và em

Thông báo 439/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị