Quyết định 4935/QĐ-BYT 2018 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I)

Quyết định 4935/QĐ-BYT 2018 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I)

Quyết định 4935/QĐ-BYT 2018 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I) sẽ được chúng tôi cập nhật đầy đủ trong bài viết này. Nếu các bạn quan tâm thì còn chần chờ gì nữa hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ CAO CẤP (HẠNG I)

——–

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

+ Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

+ Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

+ Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bô Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức;

+ Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ;

+ Căn cứ Biên bản nghiệm thu ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I);

+ Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ tại công văn số 2309/BNV-ĐT ngày 24 tháng 5 năm 2018 về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng I, II, III;

+ Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ CAO CẤP (HẠNG I)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4935/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

– Bác sĩ cao cấp (hạng I) và tương đương chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

– Bác sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương có thời gian giữ hạng từ 03 năm trở lên.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Cập nhật, bổ sung kiến thức chung về quản lý nhà nước và kỹ năng nghề nghiệp của Bác sĩ cao cấp (hạng I).

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp, người học có khả năng:

1.2.1. Phân tích được một số kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước, đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, gắn với chức trách nhiệm vụ của Bác sĩ cao cấp theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng công việc được giao.

1.2.2. Áp dụng được một số kỹ năng mềm, kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản lý nhà nước và chuyên môn trong công tác quản lý và định hướng chiến lược cho sự phát triển bền vững của đơn vị/tổ chức góp phần hiệu quả vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2.3. Liên tục hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, nhân cách cần thiết của Bác sĩ cao cấp, đảm bảo hoàn thành tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu đối với chương trình

2.1. Đảm bảo hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ, chuyên môn của Bác sĩ cao cấp, đảm bảo không trùng lặp với chương trình khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp

2.2. Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành (rèn luyện kỹ năng);

2.3. Các chuyên đề xây dựng phải thiết thực để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào công việc hàng ngày.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

– Chương trình được thiết kế tuân thủ theo các quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2918 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

– Chương trình được thiết kế bao gồm các phần kiến thức: Kiến thức chung và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

– Chương trình phải được biên soạn theo quy trình biên soạn chương trình bồi dưỡng viên chức.

– Học viên học đủ các phần kiến thức và kỹ năng, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra, tiểu luận của Chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.

IV. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức

Chương trình gồm 19 chuyên đề lý thuyết và 3 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết tiểu luận, được cấu trúc thành 2 phần:

– Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 6 chuyên đề giảng dạy và 1 chuyên đề báo cáo.

– Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 12 chuyên đề giảng dạy, 2 chuyên đề đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

2. Thời gian bồi dưỡng: 06 tuần, mỗi tuần 5 ngày làm việc, mỗi ngày học 8 tiết, tổng số tiết học là 240 tiết. Trong đó:

– Lý thuyết: 94

– Thực hành, đi thực tế: 136

– Kiểm tra, viết thu hoạch: 10

3. Cấu trúc chương trình

Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (72 tiết)

TTChuyên đề, hoạt độngSố tiết
Lý thuyếtThảo luận, thực hànhTổng
1Lý luận chung về quản lý nhà nước448
2Pháp luật về hành nghề y dược ở Việt Nam, thách thức và giải pháp448
3Những thách thức trong quản lý nhà nước về dịch vụ công và trong lĩnh vực y tế448
4Quản lý nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập và trong lĩnh vực y tế, thách thức và giải pháp448
5Kỹ năng quản lý sự thay đổi4812
6Kỹ năng tạo động lực làm việc và xử lý xung đột4812
7Chuyên đề báo cáo 88
8Ôn tập 44
9Kiểm tra 44
Tng244872

Phần II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đo đức nghề nghiệp (168 tiết)

TTNội dung chuyên đềLý thuyếtThảo luận, thực hànhTổng
1Y học dựa vào bằng chứng6612
2Huy động, quản lý nhân lực, tài chính, trang thiết bị6612
3Xây dựng văn hóa trong bệnh viện448
4Kỹ năng đào tạo thực hành lâm sàng6612
5Đánh giá chất lượng và kiểm định lâm sàng6612
6Bệnh viện ứng phó với tình trạng khẩn cấp6612
7Kinh tế y tế6612
8Truyền thông, Vận động chính sách6612
9Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe – hội nhập8412
10Một số vấn đề đạo đức trong cơ sở khám chữa bệnh448
11Vận dụng xử lý một số vấn đề đạo đức y tế448
12Văn hóa ứng xử8614
13Đi thực tế 1616
14Viết tiểu luận cuối khóa 1616
15Kiểm tra 22
Tng7098168

V. YÊU CẦU ĐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN Đ

1. Đối với việc biên soạn tài liệu

– Tài liệu được biên soạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I) và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.

– Nội dung tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, không trùng lặp.

– Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế.

– Các chuyên đề được xây dựng phải đảm bảo tính thiết thực; nội dung khoa học, phù hợp với trình độ người học và theo hướng mở, cập nhật khoa học chăm sóc sức khỏe.

2. Đối với việc giảng dạy

2.1. Giảng viên

Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của chương trình này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Trong quá trình chuẩn bị giảng dạy, giảng viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, tập hợp các bài tập và tình huống trong thực tiễn, đảm bảo chất lượng giảng dạy.

2.2. Phương pháp giảng dạy

– Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên đưa ra nhiều bài tập tình huống, nêu các ví dụ sát thực tế và phù hợp với tình hình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe của các cơ quan, tổ chức.

– Trong các cuộc thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra.

– Đối với việc giảng dạy các chuyên đề kỹ năng, cần tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi trên lớp.

3. Đối với học viên

– Học viên phải nghiên cứu, thảo luận làm bài tập tình huống theo yêu cầu của giảng viên;

– Tham gia đầy đủ các chuyên đề;

– Nghỉ quá số tiết học quy định thì không được thi cuối khóa học.

VI. YÊU CẦU ĐI VỚI VIỆC TRÌNH BÀY CHUYÊN Đ BÁO CÁO

1. Các chuyên đề báo cáo phải được chuẩn bị phù hợp với đối tượng Bác sĩ cao cấp. Chuyên đề phải được trình bày theo nội dung của phần học, kết hợp trình bày lý thuyết gắn với thực tiễn tại cơ quan, tổ chức và công việc viên chức đang thực hiện.

2. Chuyên đề báo cáo được thiết kế theo hình thức có phần trình bày chung, phần trao đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế công việc tại cơ quan, đơn vị đang công tác.

VII. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN Đ

Phần I

KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG

Chuyên đề 1

Lý luận chung về quản lý nhà nước

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc điểm

1.3. Vai trò

2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước

2.1. Đảng lãnh đạo

2.2. Pháp quyền

2.3. Phục vụ

2.4. Hiệu lực, hiệu quả

3. Chủ thể, khách thể của quản lý nhà nước

3.1. Chủ thể quản lý nhà nước

3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương

3.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương

3.2. Khách thể quản lý nhà nước

4. Phương tiện, phương pháp quản lý nhà nước

4.1. Phương tiện quản lý nhà nước

4.2. Phương pháp quản lý nhà nước

5. Nội dung của quản lý nhà nước

5.1. Hoạch định chính sách công

5.2. Ban hành pháp luật

5.3. Tổ chức thực hiện pháp luật

5.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật

Chuyên đề 2

Pháp luật hành nghề y dược Việt Nam, thách thức và giải pháp

1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của pháp luật hành nghề y dược

1.1. Khái niệm

1.2. Phạm vi điều chỉnh

1.3. Đối tượng áp dụng

2. Vai trò và đặc điểm của pháp luật hành nghề y dược

2.1. Vai trò

2.2. Đặc điểm

3. Khái quát lịch sử phát triển của pháp luật hành nghề y dược

3.1. Pháp luật y dược Việt Nam thời phong kiến

3.2. Pháp luật y dược Việt Nam thời Pháp thuộc

3.3. Pháp luật y dược Việt Nam từ năm 1945 đến nay

4. Nội dung cơ bản của pháp luật hành nghề y dược

4.1. Nguyên tắc quản lý hành nghề y được

4.2. Chính sách của nhà nước về hành nghề y dược

4.3. Chủ thể, khách thể quản lý nhà nước về hành nghề y dược

4.4. Nội dung quản lý nhà nước về hành nghề y dược

5. Hoàn thiện pháp luật về hành nghề y dược

5.1. Thực trạng pháp luật về hành nghề y dược

5.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hành nghề y dược

5.2. Các thách thức và giải pháp cụ thể

Chuyên đề 3

Những thách thức trong quản lý nhà nước về dịch vụ công trong lĩnh vực y tế

1. Dịch vụ công và vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công

1.1. Khái quát về dịch vụ công

1.2. Vai trò của Nhà nước đối với việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công cho xã hội

1.3. Các mối quan hệ trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ công

2. Các thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước về dịch vụ công trong lĩnh vực y tế

2.1. Xác định ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ y tế công

2.2. Việc thu tiền từ người sử dụng dịch vụ y tế công

2.3. Khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu

2.4. Thách thức từ các tiêu cực phát sinh trong quá trình xã hội hóa dịch vụ y tế

3. Các giải pháp cải cách quản lý cung ứng dịch vụ y tế công

3.1. Quản lý chất lượng và giá, phí dịch vụ y tế

3.2. Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế

3.3. Xây dựng cơ chế hoạt động tự chủ cho các cơ sở y tế

3.4. Tạo cơ chế phản hồi của khách hàng

Chuyên đề 4

Quản lý nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập và trong lĩnh vực tế, thách thc và giải pháp

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Nguồn nhân lực

1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập

1.3. Nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập

2. Vai trò, đặc điểm nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập và trong lĩnh vực y tế

2.1. Vai trò

2.2. Đặc điểm

3. Quản lý nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập và trong lĩnh vực y tế

3.1. Khái niệm

3.2. Các nguyên tắc cơ bản

3.3. Chức năng

3.4. Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý

3.5. Nội dung quản lý

4. Cải cách hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập và trong lĩnh vực y tế

4.1. Mục tiêu cải cách

4.2. Nội dung cải cách

4.3. Những thách thức trong quản lý nguồn nhân lực nói chung và nhân lực y tế nói riêng

4.4. Một số giải pháp chung và giải pháp cho lĩnh vực y tế

Chuyên đề 5

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

1. Những vấn đề chung về sự thay đổi

1.1. Khái niệm sự thay đổi

1.2. Phân loại sự thay đổi

1.3. Các xu hướng thay đổi hiện nay

1.4. Các nguyên nhân của sự thay đổi

1.5. Nội dung của sự thay đổi

2. Quản lý sự thay đổi

2.1. Lựa chọn sự thay đổi

2.2. Hoạch định sự thay đổi

2.3. Vượt qua các cản trở

3. Kỹ năng quản lý sự thay đổi.

3.1. Kỹ năng quản lý quá trình thay đổi

3.2. Kỹ năng quản lý con người trong bối cảnh thay đổi

3.3. Kỹ năng quản lý tri thức trong quá trình thay đổi

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn Quyết định 4935/QĐ-BYT 2018 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I) đầy đủ nhất. Đồng hành cùng cachlambanhflan.net để theo dõi những bài viết hay nhất nhé các bạn! Thân Ái!

Y Tế – Tags: Quyết định 4935/QĐ-BYT 2018

  • Quyết định 243/QĐ-QLD 2018 Danh mục 2 vắc xin được cấp số đăng ký lưu hành tại VN – Đợt 35

  • Kế hoạch 227/KH-BYT 2019 ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh

  • Chỉ thị 847/CT-BYT 2018 về các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khi điều chỉnh giá khám, chữa bệnh

  • Công Văn 613/TTrB-P1 2018 tăng cường thanh tra về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu

You May Also Like

More From Author