[Bản Đầy Đủ] Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5

[Bản Đầy Đủ] Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5. Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

QUỐC HỘI

———-

Luật số:       /        /QH14

 

DỰ THẢO 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2019

BỘ LUẬT LAO ĐỘN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
  2. Người sử dụng lao động.
  3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
  2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động.
  4. Ban hợp tác hai bên người lao động – người sử dụng lao động là ban được thành lập để thực hiện việc chia sẻ thông tin, tham khảo, trao đổi ý kiến giữa người lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của hai bên nhằm tăng cường sự hiểu biết và bàn về các giải pháp giải quyết những vấn đề tại nơi làm việc, (sau đây gọi là Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc).
  5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
  6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
  8. Phân biệt đối xử trong lao độnghành vi làm giảm hoặc tạo ra ưu đãi về cơ hội việc làm, thực hiện công việc, điều kiện lao động và cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của người lao động hoặc nhóm người lao động so với người lao động hoặc nhóm người lao động khác. Các hành vi duy trì và bảo vệ việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
  9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có bản chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

  1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. –
  2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
  3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
  4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.
  6. Khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
  7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, không phân biệt đối xử về giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

  1. Người lao động có các quyền sau đây:
  2. a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không phân biệt đối xử;
  3. b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  4. c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  5. d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

  1. e) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
  2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
  3. a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác;
  4. b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của người sử dụng lao động;
  5. c) Thực hiện các quy định của pháp luật lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
  2. a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
  3. b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động,tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  4. c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  5. d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
  6. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
  7. a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
  8. b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
  9. c) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  10. d) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

đ) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Điều 7. Quan hệ lao động

  1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
  2. Tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định tại cơ sở với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
  3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
  4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà, ổn định.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, nguồn gốc xã hội, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thai sản, trách nhiệm gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức củangười lao động tại doanh nghiệp..
  2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động, phạt tiền..
  3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
  5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Còn nữa…

Để tham khảo nội dung đầy đủ của Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5, quý độc giả có thể tải file văn bản về máy theo đường link Tải Xuống được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Lao Động – Tiền Lương – Tags: Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019

  • Văn Bản Hợp Nhất 52/VBHN-VPQH Hợp Nhất Bộ Luật Lao Động năm 2018

  • Thông tư 34/2017/TT-BLĐTBXH Quy định công nhận văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

  • Quyết định 1439/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ Công đoàn

  • Công văn 5090/LĐTBXH-TCCB Về việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2019

  • Công văn 2939/BNV-TL Về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với công chức ngành Lưu trữ

  • Quyết định 28/2019/QĐ-UBND Hải Phòng Về quy chế phối hợp quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh

  • [Bản Đầy Đủ] Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 lần thứ 5

  • Thông tư 05/2005/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, nhà nước

  • Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH Quy định về đạo đạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học

  • Nghị định 51/2016/NĐ-CP Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng trong công ty TNHH 1 thành viên

  • Nghị Định 20/2015/NĐ-CP Quy định mức trợ cấp, ưu đãi đối với người có công

  • Văn Bản Hợp Nhất 52/VBHN-VPQH Hợp Nhất Bộ Luật Lao Động năm 2018

  • Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

  • Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL về an toàn lao động lĩnh vực nghệ thuật, TDTT

Diện kiến đồ đôi chụp hình cưới ở biển xanh, cát trắng

Các cặp đôi của Akinavn.vn đã sẵn sàng “Diện kiến đồ đôi chụp hình cưới ở biển xanh, cát trắng” chưa nhỉ? Ting! Ting!!! Nàng và chàng đâu rồi? Biển xanh, cát trắng, nắng vàng đang vẫy chào các cặp đôi đấy. Xúng xính váy áo, diện áo đôi cô dâu, chú rể để viết nên một câu chuyện tình đẹp và lãng mạng cứ ngỡ như là chỉ có ở đất nước Hàn Quốc xa xôi mới có, không đâu nhé! ở Việt Nam chúng mình câu chuyện nàng và chàng càng trở nên diệu kỳ và lãng mạn hơn nữa khi diện đồ đôi chụp hình ở biển. Cùng điểm danh “cơn sóng biển” đồ đôi ngay sau đây:

Điểm danh 4 “làn sóng” đồ đôi chụp hình cưới ở biển

Hãy cùng “Diện kiến đồ đôi chụp hình cưới ở biển xanh, cát trắng” cùng  4 cách chọn đồ đôi chụp hình cưới  của chúng tôi, để thấy rằng tình yêu của các bạn nó thăng hoa và lãng mạn biết dường nào khi đặt nó trong mọi tình huống, hoàn cảnh và môi trường.

+ Ý tưởng đồ đôi chụp hình cưới ở biển

Trước khi diện đồ đôi chụp ảnh cưới thì các cặp đôi phải có ý tưởng cho buổi chụp. Khi đã có ý tưởng thì việc sắm đồ trở nên dễ dàng, tiện lợi và phù hợp hơn.

Đồ đôi chụp hình cưới

Tưởng tượng buổi chụp hình cưới chỉ là một chuyến đi dã ngoại

Nàng và chàng hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý thoải mái nhất có thể để những tấm hình cưới trở nên thật tự nhiên và ấn tượng bằng việc hô biến buổi chụp ảnh cưới thành một chuyến dã ngoại đặc biệt.

Hãy nô đùa với những con sóng biển hiền hòa ngoài kia

Giữa mênh mông sóng xanh của biển, các cặp uyên ương sẽ cùng nhau đùa nghịch với một tâm thế thoải mái, dễ thương và đầy ắp niềm hạnh phúc.

Cùng nắm tay đi dạo

Bãi cát trắng trải dài trong nắng vàng các cặp đôi hãy tận dụng chúng một cách triệt để nhé!. Hai bạn chỉ cần tay trong tay dạo bước để bóng mình in lên bãi cát là đã có một tấm hình đầy yêu thương và hạnh phúc rồi.

Hôn nhau dưới nước

Một ý tưởng độc đáo và khá tạo bạo đúng chưa nào? Một nụ hôn ngọt ngào sẽ làm cho bộ ảnh cưới của bạn thật ấn tượng và khiến bạn nhớ mãi.

+ Đồ đôi chụp hình cưới ở biển

Không gian biển là không gian cực thoải mái để các tình yêu diện đồ đôi chụp hình cưới dưới biển. Cách chọn và phối đồ như thế nào thì để Akina Bridan giúp bạn tư vấn nên đừng lo lắng nhé các cặp đôi.

#1.Quần short và áo thun

Quần short và áo thun là lựa chọn đơn giản nhất với đồ đôi chụp ảnh cưới ở biển. Chàng rể và nàng dâu chỉ cần lựa chọn những chất liệu vải mềm với set đồ giống nhau hoặc cùng màu/cùng họa tiết là được. Điều đó giúp các cặp đôi tha hồ nhảy nhót, tạo dáng để có ảnh cưới tự nhiên nhất, xinh nhất.

Đồ đôi chụp hình cưới

#2.Maxi dài và sơ mi trắng

Kiểu Maxi dài và sơ mi trắng là item được nhiều cặp đôi lựa chọn cho chụp hình cưới ở biển. Các cô gái sẽ thật uyển chuyển, nữ tính và thật quyến rũ trong trang phục ấy.

Trong set đồ đôi chụp ảnh cưới ở biển phối hợp với váy maxi của cô dâu là sơ mi trắng của chú rể. Thông thường cả set trắng là ưu tiên nhất. Lưu ý, để đúng nghĩa đồ đôi thì maxi cũng nên chọn màu trắng, be, xanh nhạt nhé.

Đồ đôi chụp hình cưới

#3.Bikini

Một chiếc voan mỏng kết hợp với bikini là sự phối hợp cưc chuẩn tạo nên vẻ quyến rũ cho tân nương. Cùng với đó, tân lang có thể mặc quần tây trắng và cởi trần để khoe hình thể rắn chắc bên nàng. Nên chọn màu bikini cùng tông để đúng chất đồ đôi chụp hình cưới nhé!

Đồ đôi chụp hình cưới

#4.Váy voan cùng tông áo

Đồ đôi chụp ảnh cưới ở biển là lựa chọn cực dễ dàng cho các cặp đôi, vừa tận dụng được “của nhà” vừa lại lên fom cực chuẩn. Cô dâu và chú rể hãy đảm bảo rằng mình chọn đúng tone màu ưa thích và phối đồ theo nguyên tắc áo chàng màu gì áo nàng màu ấy là được.

Đồ đôi chụp hình cưới

+ Lưu ý khi phối đồ

Các nàng và chàng đừng mải mê ôm đồm nhiều sét đôi mà khi diện đồ đôi chụp ảnh cưới ở biển đặc biệt cần chú ý đến màu sắc. Cũng giống như chụp hình cưới Hàn Quốc cần sự đơn giản, gọn nhẹ. Các bạn hãy bỏ ngay những bộ đồ tối màu ở nhà vì chúng chẳng hợp với biển chút nào và thay vào đó là những gam sáng, nhẹ nhàng như hồng, be, nâu, trắng, cam nhạt, xanh nhạt…là tốt nhất. Chất liệu đồ cũng nên chọn loại dễ thấm hút mồ hôi như voan, cotton…

Phụ kiện khi chụp ảnh cưới ở biển cũng rất quan trọng. cs thể là hoa cài toác, mũ rộng vành, một chú gấu cũng khá đặc biệt. Muốn ngầu và chất chơi hơn nữa thì nàng và chàng hãy sắm ngay bộ kính đôi vừa bảo vệ được cả mắt. Và đặc biệt nè, đừng quên thoa kem chống nắng nhé các chàng hoàng tử và nàng tiên cá.

Đồ đôi chụp hình cưới

Thật hữu ích đúng không nào các bạn trẻ? Akinavn.vn dám chắc một điều đó là, sau khi tham khảo bài viết “Diện kiến đồ đôi chụp hình cưới ở biển xanh, cát trắng” của chúng tôi, các cặp đôi đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết và những kinh nghiệm để buổi chụp hình cưới ở biển thật sự tuyệt vời và chứa đựng nhiều kỷ niệm.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

  • Showroom: BRIDAL AKINA
  • Địa điểm: 84 Hồ Văn Huê, phường 9, Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0985.747.525
  • Website: https://cachlambanhflan.net
  • Facebook:  https://www.facebook.com/AkinaBridal/
  • Email: [email protected]

Chụp hình cưới đẹp – Tags: Đồ đôi chụp hình cưới

  • Concept chụp hình cưới Hàn Quốc nhẹ nhàng và tinh tế

  • Chụp hình cưới quán cà phê “chất” nhất tại Sài Gòn

  • Chụp hình cưới trọn gói với địa điểm hấp dẫn nhất ở TP.HCM

You May Also Like

More From Author